


Thông báo hợp quy sản phẩm dệt may
Bộ Công Thương vừa tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện xuất khẩu gạo trong năm 2022 vào ngày 21/02/2023, qua đó lắng nghe ý kiến về những kết quả, khó khăn, thuận lợi cũng như các kiến nghị, đề xuất của cả thương nhân xuất khẩu cũng như các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị liên quan. Tham dự cuộc họp có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ (Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Vụ Thị trường Châu Âu-Châu Mỹ), Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Sở Công Thương các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh cùng với một số đại diện thương nhân xuất khẩu gạo lớn trong năm 2022.
Năm 2022 tuy có khó khăn do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trên thế giới về biến động địa-chính trị, lạm phát, cùng với giá vật tư, nguyên liệu tăng... nhưng nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,13 triệu tấn với kim ngạch 3,45 tỷ USD, tăng so với năm 2021 là 13,8% về lượng và 5,1% về kim ngạch. Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao từ cuối năm 2022 đến nay. Chủng loại gạo xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng gạo thường, chất lượng thấp và gia tăng gạo thơm, gạo trắng cao cấp, gạo thơm, bên cạnh đó còn xuất gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng tuy số lượng xuất khẩu nhỏ nhưng giá trị cao. Xuất khẩu gạo của Việt Nam ở các thị trường đều tăng trong năm 2022. Thị trường truyền thống và trọng điểm vẫn là Philippines, Trung Quốc, Châu Phi, Cuba,... Sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một số hạn chế trong năm qua được Bộ Công Thương đánh giá như: xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc một số thị trường trọng điểm, xúc tiến hỗ trợ phát triển thị trường còn ít, không thường xuyên và thực hiện gián tiếp qua các sàn thương mại điện tử (do dịch bệnh Covid-19), báo cáo của thương nhân xuất khẩu gạo không thực hiện thường xuyên, vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam chưa được phát huy mạnh,... Về phía doanh nghiệp, chủ yếu phản ánh khó khăn về vốn, đề nghị được hỗ trợ tăng hạn mức tín dụng và giảm lãi suất vay cho thương nhân xuất khẩu gạo. Ngoài ra cuộc họp cũng thảo luận những vấn đề xoay quanh việc xem xét sửa đổi, bổ sung các Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04/9/2020 của Chính phủ quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu.
Về dự báo và định hướng cho năm 2023, theo Bộ Công Thương, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong năm 2023 và khuyến khích xuất khẩu gạo sang thị trường này dần chuyển sang chính ngạch; lưu ý thận trọng trong dự báo, dự đoán thị trường do biến động của xung đột ở Ukraine, xung đột chính trị trên thế giới tác động đến giá các mặt hàng lương thực khác. Ước năm 2023 sản lượng lúa thu hoạch khoảng 24 triệu tấn, trong đó cung ứng cho xuất khẩu khoảng 13 triệu tấn (tương đương 6,6 triệu tấn gạo). Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Vụ Thị trường Châu Âu-Châu Mỹ cũng có những phân tích và lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu về những đặc thù của một số thị trường, cũng như gợi ý một số giải pháp cho doanh nghiệp. Bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng sẽ theo sát tình hình để thông tin kịp thời đến doanh nghiệp và có những đề xuất về thể chế, phối hợp với địa phương, hỗ trợ, xúc tiến thương mại,...
Hội nghị đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo năm 2022 và bàn phương hướng năm 2023
Nguyễn Thúy Uyên - P.QLTM







Thông báo
Hình ảnh hoạt động


Liên kết
Thống kê truy cập
  Đang truy cập : 57
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 1502374